Tôn giáo và chính trị Tôn_giáo

Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Công giáo Rôma đã thống trị phần lớn châu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:

  • Tôn giáo độc lập: tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Việt Nam... hiến pháp tách biệt giáo hội và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ[27]
  • Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáo, Công giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
  • Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là IranTòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn_giáo http://www.adherents.com/Religions_By_Adherents.ht... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/497082 http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/To... http://www.iep.utm.edu/faith-re/ http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11963568t http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11963568t http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85112549 http://d-nb.info/gnd/4049396-9 http://id.ndl.go.jp/auth/ndlna/00572394 http://www.pewforum.org/global-religious-landscape...